Trầm tư về Trí Không



- Này Trí Không, sao gọi là Trí Không?

- Bạch Đức Thế Tôn, thấy thực tướng của vạn pháp là Không nên gọi là Trí Không.

- Này Trí Không, sao gọi là Không?

- Bạch Đức Thế Tôn, các pháp chẳng thấy các pháp, các pháp chẳng thấy pháp tánh, pháp tánh chẳng thấy địa chủng, địa chủng chẳng thấy pháp tánh, cho đến thức chủng cũng như vậy.

- Này Trí Không, thế nào là các pháp chẳng thấy các pháp... cho đến thức chủng cũng như vậy?

- Bạch Đức Thế Tôn, vì rời các pháp chẳng thấy các pháp, rời pháp tánh chẳng thấy địa chủng, rời địa chủng chẳng thấy pháp tánh, cho đến thức chủng cũng như vậy.

- Này Trí Không, ông có an trụ ở Trí Không không?

- Bạch Đức Thế Tôn, tên gọi ấy vốn chẳng an trụ cũng chẳng phải chẳng an trụ, vì tên gọi ấy vốn vô sở hữu.

- Vậy ông thực hành cái thấy của ông bằng cách nào?

- Bạch Đức Thế Tôn, muốn thực hành cái thấy đó, con đã tư duy như vầy: cái thấy về Không là gì? Tại sao gọi cái thấy thực tướng của vạn pháp là Không? Cái thấy đó là của ai?.. Khi con tư duy như thế, con lại thấy rằng, tất cả các pháp chẳng có hợp tan, chẳng thấy Phật hợp tan, cũng chẳng thấy hằng sa Phật quốc hợp tan. Vì là vô sở hữu nên là bất khả đắc. Tại sao vậy? Vì là trong không, ngoài không, trong ngoài không, không không, đại không, đệ nhất nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô thủy không, tán không, tánh không, tự tướng không, chư pháp không, bất khả đắc không, vô pháp không, hữu pháp không, vô pháp hữu pháp không.

- Vậy cái gì là bất khả đắc?

- Bạch Đức Thế Tôn, Cái Tôi là bất khả đắc, cho đến năm ấm, mười hai xứ, mười tám giới, cho đến tứ đế, mười hai duyên, cho đến dục giới, sắc giới, vô sắc giới, cho đến tứ niệm xứ, mười tám pháp bất cộng... đều là bất khả đắc.

- Tại sao lại gọi là bất khả đắc?

- Bạch Đức Thế Tôn, vì chúng rốt ráo thanh tịnh vậy.

- Vì sao gọi là rốt ráo thanh tịnh?

- Bạch Đức Thế Tôn, vì chúng chẳng sanh, chẳng xuất, chẳng được, chẳng làm... nên gọi là rốt ráo thanh tịnh.

- Được lắm, này Trí Không, nếu tư duy như vậy, thì ông có thể tự do trong trò chơi trầm một, hối tiếc, kinh sợ, rụt rè... được rồi đó.

- Dạ, bạch Đức Thế Tôn.


Tái bút

Sau khi Trí Không trầm tư về Trí Không, 
Trí Không không còn thấy có Trí Không hay không có Trí Không nữa.

CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
NHẬN XÉT CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT
Comments
0 Comments

Không có nhận xét nào:

Lời thưa... Đóng lại Cảm ơn bạn đã đọc bài viết:
- Có ý kiến gì xin để lại lời bình chia sẻ.
- Viết bằng tiếng Việt có dấu để dễ đọc hơn.
- Nếu không đăng nhập blog, vui lòng ghi tên thật để tiện trao đổi.
Xin chào và chúc sức khỏe!

Feeds

Bài viết Nhận xét Online

Bạn ơi, cùng thở với tôi nhé...

Bài viết mới nhất

Bài viết ngẫu nhiên

Bình luận mới nhất