Từ bóng đá đến cuộc đời (3)


Trong phần 2, tôi đã cùng với các bạn đề cập đến giá trị của bàn thắng trong một trận cầu. Phần 3 này, tôi sẽ bàn đến tác giả của của nó, đó là CẦU THỦ.

Một bàn thắng được ghi, tất nhiên là phải nhờ đến đôi chân của cầu thủ. Bàn thắng có thể được ghi chỉ nhờ một cầu thủ ngẫu hứng sút mà không cần đến bất kỳ pha phối hợp nào, bàn thắng cũng có thể được ghi qua một loạt các pha dàn xếp của đồng đội và cuối cùng một cầu thủ may mắn nhất sẽ đứng ra chịu trách nhiệm sút quả cuối cùng, bàn thắng cũng có thể được ghi bởi một cầu thủ tự đốt lưới nhà…

Nhìn chung, một bàn thắng được ghi có thể thông qua một trong ba tình huống sau:

1.     Một cầu thủ “siêu sao” mà không cần hỗ trợ của đồng đội.
2.     Một loạt các pha dàn xếp của nhiều cầu thủ.
3.     Đá phản lưới nhà (trường hợp này không bàn nhiều vì đây chỉ là tình huống không may mắn).

Như vậy, để có được bàn thắng, một đội tuyển rất cần đến sự ăn ý, hiểu nhau của đồng đội và nếu đội tuyển nào có một hoặc vài “sao” nữa thì khả năng ghi bàn sẽ cao hơn rất nhiều.

Trong bóng đá, sự có mặt của cầu thủ siêu sao tương đối quan trọng. Một ngôi sao bóng đá thực sự có thể thay đổi toàn bộ hoàn cảnh trên sân, dẫn dắt nhịp điệu trận đấu, đặc biệt là vị trí “nhạc trưởng” và “trung phong”. Một trận cầu đang trong thế bế tắc về chiến thuật lẫn lối chơi, chỉ cần sự xuất thần của một cầu thủ giỏi nào đó là toàn bộ trận đấu có thể thay đổi, ngược lại, một vị trí nào đó, đặc biệt là thủ môn chẳng hạn, lơ đễnh một chút thôi cũng đủ thay đổi cuộc chiến….Nói tóm lại, sự có mặt của một cầu thủ giỏi hay sự sa sút phong độ của MỘT cầu thủ nào đó trên sân có thể thay đổi toàn bộ cục diện trận đấu.

Vậy phải chăng trận cầu bóng đá là của một cá nhân nào đó?

Hoàn toàn không phải vậy. Một đội tuyển gồm 11 cầu thủ, mỗi cầu thủ đảm nhiệm một vị trí nhất định trên sân, trong các vị trí đó, không thể nói vị trí nào quan trọng hơn vị trí nào, bởi lẽ, nếu nói đến việc ghi bàn thắng thì kể đến vị trí tiền đạo là quan trọng, nhưng nếu nói đến phòng thủ thì hậu vệ mới quan trọng. Do vậy, tùy từng trường hợp, các vị trí trên sân có những vai trò nhất định và đều có tầm quan trọng như nhau.

Bóng đá không phải là một cỗ máy được lập trình mà chứa đầy những yếu tố bất ngờ, may rủi nhưng cũng không có nghĩa là không thể đoán trước được… Yếu tố bất ngờ phụ thuộc vào sự xuất thần của một vài cầu thủ nào đó nhưng yếu tố này đôi khi chính bản thân cầu thủ đó cũng không biết trước được, thế cho nên ta mới có khái niệm “đẳng cấp”, ám chỉ một đội mạnh, các cầu thủ giỏi đồng đều, có chiến thuật tốt bao giờ cũng chiến thắng những đội yếu hơn.

Khi ta có khái niệm đẳng cấp trong bóng đá, ta để ý đến cả 11 cầu thủ trên sân chứ không phải chỉ 1 hay 2 cầu thủ. Điều đó cho thấy, bóng đá là một môn thể thao đồng đội, trong đó sự hiểu ý, đoàn kết, ý chí… của cả đội sẽ là yếu tố quyết định đến thắng thua chứ không phải là sự góp mặt của “ngôi sao”. Còn ngôi sao trong bóng đá cũng rất quan trọng nhưng so với tập thể, giá trị của ngôi sao không quan trọng bằng.

Trong bóng đá có ngôi sao bóng đá và các cầu thủ “thường thường”. Trong cuộc đời chúng ta cũng có ngôi sao và “phó thường dân”. Trong ngôn ngữ chính trị, chúng ta gọi họ là lãnh đạo, vĩ nhân… và quần chúng.

Lãnh đạo hay vĩ nhân được ví như người cầm trịch của trận đấu. Sự xuất hiện của một vĩ nhân có thể thay đổi cả bánh xe lịch sử. Chúng ta từng chứng kiến sự xuất hiện của Tần Thủy Hoàng thay đổi lịch sử Trung Quốc, Thành Cát Tư Hãn thay đổi lịch sử thế giới, Lý Thái Tổ thay đổi lịch sử Đại Việt… Rất nhiều các nhà lãnh đạo và vĩ nhân đã xuất hiện, đã lèo lái lịch sử nhân loại đi theo chiến lược của mình, có thể đi lên và cũng có thể đi xuống, nhưng nhìn chung, vai trò của họ trong lịch sử là không thể chối cãi.

Còn quần chúng? Họ có phải là những con tốt đen nhắm mắt đi theo các vĩ nhân đó không?

Không hẳn. Chúng ta vừa chứng kiến toàn bộ Nội các Hàn Quốc từ chức vì quần chúng không chấp nhận Lệnh nhập khẩu thịt bò từ Mỹ của Chính phủ, chúng ta cũng từng nghe câu nói: dân là nước, nước đưa thuyền đi và nước cũng thể làm lật thuyền… Điều đó minh chứng một điều, lịch sử không hoàn toàn do các vĩ nhân tạo dựng nên mà lịch sử còn cần đến bàn tay của quần chúng nhân dân lao động.

Chủ nghĩa Mác cho rằng: quần chúng nhân dân làm lịch sử, tôi cho rằng chính sự phối hợp nhịp nhàng giữa quần chúng nhân dân với các nhà lãnh đạo mới tạo ra lịch sử. Không có nhà lãnh đạo, quần chúng nhân dân như con thuyền không người lái, không có quần chúng nhân dân, các nhà lãnh đạo đang lái thuyền trên cạn.

Nếu phải so sánh vị trí ai quan trọng hơn thì ta nói rằng quần chúng nhân dân sẽ là người quyết định lãnh đạo của họ là ai, và chính vì thế họ quan trọng hơn lãnh đạo. Cũng giống như trong bóng đá, chính các cầu thủ “thường thường” sẽ quyết định chuyền bóng cho “ngôi sao” nào còn ngôi sao hơn cầu thủ thường thường là biết đứng đúng chỗ nào để cho cầu thủ chuyền cho mình. Trong cuộc sống cũng vậy, một vĩ nhân hơn người thường ở chỗ họ biết đứng đúng chỗ cần phải đứng để quần chúng giao quyền lãnh đạo cho họ.

Trận đấu bóng đá diễn ra trên sự phối hợp nhịp nhàng của 11 cầu thủ, trong đó cầu thủ giỏi là người biết tận dụng đúng những thời điểm cần thiết. Lịch sử được hình thành trên sự phối hợp nhịp nhàng giữa lãnh đạo và quần chúng nhân dân, trong đó lãnh đạo hay vĩ nhân là người có thể trả lời cho những nghi vấn của thời cuộc.

Vậy cuối cùng ai quan trọng hơn ai?
Câu trả lời: Còn tùy từng trường hợp.
Bóng đá có may rủi, lịch sử sao lại không có hên xui???
Mời bạn tiếp tục đón đọc: PHẦN 4
CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
NHẬN XÉT CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT
Comments
0 Comments

Không có nhận xét nào:

Lời thưa... Đóng lại Cảm ơn bạn đã đọc bài viết:
- Có ý kiến gì xin để lại lời bình chia sẻ.
- Viết bằng tiếng Việt có dấu để dễ đọc hơn.
- Nếu không đăng nhập blog, vui lòng ghi tên thật để tiện trao đổi.
Xin chào và chúc sức khỏe!

Feeds

Bài viết Nhận xét Online

Bạn ơi, cùng thở với tôi nhé...

Bài viết mới nhất

Bài viết ngẫu nhiên

Bình luận mới nhất